HINH_HOC

CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC
Bài 1: Cho tam giác ABC. Trên cạnh BC lấy điểm I, sao cho IB=IC. Nối AI, trên đoạn AI lấy điểm M để có MI=1/2AM. Nối và kéo dài đoạn CM cắt cạnh AB tại N. So sánh diện tích 2 hình tam giác AMN và BMN.
Giải
Ta có SMIC= 1/2 SMCA (2 tam giác có IM= 1/2 AM; cùng đường cao kẻ từ C) .
 SMIC=SMIB (2 tam giác có IB=IC; cùng đường cao kẻ từ M) .
Cho ta: SAMC=SBMC (SBMC=SMIC+SMIB) .
Hai tam giác AMC và BMC có chung đáy MC. Nên 2 đường cao kẻ từ A và từ B xuống cạnh đáy MC bằng nhau.
Hai đường cào này cũng chính là 2 đường cao của 2 tam giác AMN và BMN. Hai tam giác này lại có cạnh đáy chung là MN.
Vậy: SAMN=SBMN 
Bài 2:
Cho tam giác ABC. Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho NA < NC. Tìm điểm M trên BC để đoạn thẳng NM chia hình tam giác ABC làm 2 phần có diện tích bằng nhau?
Giải
Lấy K là trung điểm của AC. Nối BK.
Ta có SABK = SCBK (K trung điểm AC) ==> SABK = 1/2 SABC
Từ K kẻ đoạn thẳng song song với NB cắt BC tại M.
Trong hình thang NBMK cặp tam giác NOK và BOM có diện tích bằng nhau.
 (SNBK=SNBM; SNOK=SNBK – SNBO; SBOM= SNBM – SNBO ==> SNOK=SBOM)

Tứ giác ABMN có: SABMN = SABK + SBOM – SNOK = SABK = SABC
Vậy M chính là điểm cần tìm.
Bài 3: (Bài giải của thầy Nguyễn Ngọc Phương_B Phú Lâm)
 Một miếng vườn trồng cây ăn trái có chiều dài 25m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Trong vườn người ta xẻ 2 lối đi có chiều rộng là 1m (như hình vẽ) . Tính phần diện tích còn lại để trồng cây?
Cách 1:
Chiều rộng miếng vườn: 25: 5 x 3 = 15 (m)
Chiều dài mỗi hình chữ nhật nhỏ: (25 - 1) : 2 = 12 (m)
Chiêu rộng mỗi hình chữ nhật nhỏ: (15 - 1) : 2 = 7 (m)
Diện tích phần còn lại để trồng cây: 12 x 7 x 4 = 336 (m2)
Đáp số: 336 m2 

Bài 4:
Một trại nuôi cá sấu có một hồ nước hình vuông, ở giữa hồ người ta chữa một đảo nhỏ hình vuông cho cá sấu bò lên phơi nắng. Phần mặt nước còn lại rộng 2000m2. Tổng chu vi hồ nước và chu vi đảo là 200m.
Tính cạnh hồ nước và cạnh của đảo? 
 
Giải
Giả sử ta dời hòn đảo sát với góc của hồ nước. Nối góc đảo và góc hồ (như hình vẽ) .
Mặt nước còn lại là 2 hình thang vuông có diện tích bằng nhau (2 đáy bằng nhau và đường cao bằng nhau _ Bằng hiệu của cạnh hồ và cạnh đảo) .
Diện tích mỗi hình thang là: 2000: 2 = 1000 (m2)
Tổng 2 đáy là: 200: 4 = 50 (m)
Chiều cao hình thang cũng là hiệu cảu cạnh hồ và cạnh đảo: 1000 x 2: 50 = 40 (m)
Cạnh của đảo là: (50 – 40) : 2 = 5 (m)
Cạnh của hồ là: 50 – 5 = 45 (m)
Đáp số: Cạnh đảo 5 mét; Cạnh hồ 45 mét.
Bài 5: Diện tích hình tứ giác
Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AB ta lấy điểm E sao cho BE gấp đôi AE; trên cạnh AC ta lấy điểm D sao cho CD gấp đôi AD. Nối E với D ta được hình tam giác AED có diện tích 5 cm2. Hãy tính diện tích hình tứ giác BCDE.
Giải
Hướng giải:
 SBDE = 5 x 2 = 10 (cm2)
 SABD = 10 + 5 = 15 (cm2)
 SBDC = 15 x 2 = 30 (cm2)
 SBCDE = SBDE + SBDC
 = 10 + 30 = 40 cm2
Bài 6: So sánh diện tích 2 tam giác.
Cho hình vuông ABCD, gọi M là trung điểm của cạnh AD. Đoạn thẳng AC cắt BM tại N.
 a, Diện tích tam giác BMC gấp mấy lần Diện tích tam giác AMB?
 b, Diện tích tam giác BNC gấp mấy lần diện tích tam giác ANB ? Tính diện tích hình vuông ABCD biết diện tích tam giác ANB bằng 1, 5 dm2
Giải
a) Theo đề bài: AM = 1/2 AD nên AM = 1/2 BC
 Ta có: sAMB = 1/2 sBMC (vì cạnh đáy AM = 1/2BC, chiều cao từ M xuống BC bằng chiều cao BA) hay sBMC = 2 x sAMB
b) Từ câu a: sBMC = 2 x sAMB mà hai tam giác này chung đáy MB nên chiều cao CI gấp đôi chiều cao AH
Mặt khác tam giác BNC và ANC có chung đáy NB, chiều cao CI = 2 x AH
Suy ra sBNC = 2 x sANB
sABC = 1/2 sABCD (. . . . .)
sABC = 1. 5 x (1+2) = 4, 5 (dm2)
sABCD = 4, 5 x 2 = 9 (dm2)
Bài 7: Tính độ dài đoạn thẳng
Cho tam giác ABC có BC = 8 cm. Trên cạnh AC lấy điểm chính giữa D. Nối B với D. Trên BD lấy điểm E sao cho BE gấp đôi ED. Nối AE, kéo dài cắt BC ở M. Tính độ dài đoạn BM.
Giải
SAED = SEDC (AD=DC; chung dường cao kẻ từ E)
SAED = ½ SAEB (ED = ½ BE; chung đường cao kẻ từ A)
Suy ra SABE = SAEC
Mà 2 tam giác này có chung đáy AE nên dường cao kẻ từ B và đường cao kẻ từ C xuống AM bằng nhau.
2 đường cao này cũng là 2 đường cao của 2 tam giác BEM và CEM và có chung đáy EM.
Suy ra SBEM = SCEM
Vậy BM = MC = 8: 2 = 4 (cm)
Bài 8:
Tăng độ dài cạnh một hình vuông thêm 4cm thì diện tích hình vuông tăng thêm 664cm2. Tìm diện tích hình vuông đó.
Diện tích hình vuông nhỏ ở góc:
4 x 4 = 16 (cm2)
Diện tích 1 hình chữ nhật.
 (664 – 16) : 2 = 324 (cm2)
Cạnh hình vuông ban đầu:
324: 4 = 81 (cm)
Diện tích hình vuông ban đầu:
81 x 81 = 6561 (cm2)
Đap số: 6561 cm2.
Bài 9:
Cho hình tam giác ABC có diện tích 12 cm2, cạnh đáy BC = 6 cm. N là trung điểm cạnh AC. Từ N kẻ song song với BC cắt AB tại M. Tính:
 a) Độ dài đoạn thẳng MN.
 b) Diện tích hình thang NMBC.
 (Tính đường cao từ A của tam giác ABC. Nối NB, dựa vào AN=NC, tính được SABN=SCBN, tính được SCBN; tính được đường cao kẻ từ N xuống CB. Suy ra đường cao từ A xuống NM. SNBC=SMBC =1/2 SABC. => SAMC=1/2SABC (6cm2) . SAMN=SCMN (6: 2=3 (cm2) ) . Tính được MN là cạnh đáy của tam giác AMN. Hình thang NMBC đã biết được NM; CB và chiều cao nên tính được diện tích.)
Đường cao kẻ từ A xuống BC: 12 x 2: 6 = 4 (cm)
SABN = SNBC = SABC: 2 = 12: 2 = 6 (cm2) (AN=NC, chung đường cao kẻ từ B)
Đường cao kẻ từ N xuống BC: 6 x 2: 6 = 2 (cm)
Đường cao kẻ từ A xuống NM: 4 – 2 = 2 (cm)
Ta lại có: SMBC = SNBC = 6 (cm2) (Chúng đáy BC, bằng đường cao hình thang) .
=>SAMC = SMBC = 6 (cm2) (12 – 6 = 6 (cm2) )
=>SAMN = SNMC = 6: 2 = 3 (cm2)
Cạnh đáy MN của tam giác AMN:
3 x 2: 2 = 3 (cm)
Diện tích hình thang NMBC:
 (6 + 3) x 4: 2 = 9 (cm2) (hoặc 12 - 3 = 9 (cm2) )
Đáp số: 9 cm2 
Bài 10:
Giảm chiều dài 1 hình chữ nhật 5m tăng chiều rộng lên 5m thì được 1 hình vuông có diện tích lớn hơn diện tích hình chữ nhật 25m2. Tìm diện tích hình chữ nhật ban đầu?
Dài hơn rộng: 5 + 5 = 10 (m)
Gọi a dài, b rộng => a = b+10
DT ban đầu
S = a x b = (b+10) x b
 = b. b + 10b
DT đã thay đổi:
Sđổi = (a-5) x (b+5)
 = (b+5) x (b+5)
 = b. b + 5b + 5b + 25
 = b. b + 10b + 25
Hiệu diện tích khi đã thay đổi và ban đầu:
 (b. b + 10b + 25) – (b. b + 10b) = 25 (m2)
Với mọi a; b ta đều có diện tích sau khi thay đổi số đo như đề bài đều lớn hơn 25 m2.
 (dùng dấu chấm (.) thay dấu nhân (x) cho dễ nhìn một chút)
.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Một hình vuông có cạnh 10m. Người ta vẽ các hình vuông nhỏ (như hình vẽ) tính tổng diện tích các hình vuông

 



                                                                       


Bài 2:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 100m. Người ta tăng chiều dài lên 1/3 chiều dài thì chu vi hình chữ nhật mới là 120m.
Tính diện tích thửa ruộng ban đầu.
Bài 3:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 100m. Người ta giảm chiều dài đi 1/3 chiều dài thì chu vi hình chữ nhật mới là 80m.
 Tính diện tích thửa ruộng ban đầu.
Bài 4
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 110m. Nếu tăng chiều rộng 5 m và giảm chiều dài 5 m thì diện tích thửa ruộng không thay đổi. Tính diện tích thửa ruộng
Bài 5
Một thửa đất hình vuông trên thửa đất đó người ta đào một cái ao hình vuông cạnh cái ao cách đều cạnh thửa đất. Chu vi cái ao kém chu vi thửa đất là 64 m. Tính diện tích cái ao biết diện tích phần dất còn lại là 600m2.
Bài 6:
Bác An có một mảnh đất vườn chữ nhật. ở một góc vườn bác đào một cái ao hình vuông có 1 cạnh cách chiều rộng mảnh vườn 33 m còn cạnh kia cách chiều dài mảnh vườn là 17 m. Biết diện tích phần đất còn lại là 1311m2. Tính diện tích mảnh vườn.
Bài 7:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 200 m. chiều dài hình chữ nhật hơn 2 lần chiều rộng là 10m. Tính diện tích thửa ruộng.
Bài 8:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 160 m. chiều dài hình chữ nhật kém 2 lần chiều rộng là 10m. Tính diện tích thửa ruộng.
Bài 9:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 200 m Dọc theo chiều dài người ta ngăn thửa ruộng thành 2 thửa ruộng nhỏ. Biết 1 trong 2 thửa ruộng là hình vuông và chu vi thửa ruộng hình vuông nhỏ hơn chu vi thửa ruộng hình chữ nhật nhỏ là 20m Tính diện tích thửa ruộng ban đầu.
Bài 10:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 160 m Dọc theo chiều dài người ta ngăn thửa ruộng thành 2 thửa ruộng nhỏ. Biết 1 trong 2 thửa ruộng là hình vuông và chu vi thửa ruộng hình vuông lớn hơn chu vi thửa ruộng hình chữ nhật nhỏ là 20m Tính diện tích thửa ruộng ban đầu.
Bài 11:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu tăng chiều rộng 5m và giảm chiều dài 5 m thì diện tích tăng thêm 300m2. Tính diện tích thửa ruộng ban đầu
Bài 12:
Một hình chữ nhật, nếu tăng chiều rộng để bằng chiều dài của nó thì diện tích tăng thêm 20m2, còn khi giảm chiều dài cho bằng chiều rộng thì diện tích giảm 16 m2. Tính diện tích hình chữ nhật
Bài 13:
Một hình chữ nhật có diện tích 135m2. Chiều dài bằng 3/5 chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật.

Bài 14: Một cái sân hình chũ nhật có chu vi 110m. Người ta tăng chiều rộng lên 5m thì sân trở thành hình vuông. tính diện tích cái sân ban đầu.
Bài 15: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 180 m nếu giảm chiều dài 10 m thì mảnh vườn trở thành mảnh vườn hình vuông. Tính diện tích mảnh vườn ban đầu.
Bài 16: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 150 m. Nếu giảm chiều dài 10m và tăng chiều rộng 5m thì được một hình chữ nhật mới có chiều dài gấp 4 chiều rộng. Tính diện tích mảnh vườn.
Bài 17: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 chiều rộng. Nếu tăng chiều rộng lên 24 m thì được hình chữ nhật mới có chiều dài gấp 3 chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 18: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Nếu tăng chiều dài 5m và giảm chiều rộng 5 m thì diện tích giảm đi 256m2. Tính diện tích mảnh vườn.
Bài 19: Một cái ao hình chữ nhật có chu vi 120 m. Dọc theo chiều dài người ta ngăn cái ao thành 2 ao nhỏ (Hình vẽ) . Tổng chu vi 2 ao mới tạo thành la 180 m. Tính diện tích cái ao ban đầu.



Bài 20: Sân trường em hình vuông. Để tăng thêm diện tích nhà trường đã mở rộng về mỗi phía 3m thì diện tích tăng thêm là 196 m2. Hỏi trước đây sân trường em có diện tích là bao nhiêu m2?
Câu 21:  Một hình bình hành có chiều cao là 24m, độ dài đáy gấp 3 lần chiều cao.
Diện tích hình bình hành là .
Câu 22: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Nếu tăng chiều dài thêm 6m thì diện tích tăng thêm . Tính diện tích khu đất đó.
Câu 23: Một hình chữ nhật có chu vi 312cm. Nếu giảm chiều rộng 12cm và giảm chiều dài 24 cm thì được một hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật. 
Câu 24: Tính diện tích mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy bằng 328cm và chiều cao bằng  độ dài đáy.
Câu 25: Cho một mảnh vườn HCN có diện tích bằng 20160dm2. Nếu tăng độ dài chiều rộng thêm 21dm thì được mảnh vườn có diện tích là 26775dm2. Chu vi mảnh vườn đó là:
Câu 26: Cho khu đất hình bình hành có độ dài đáy bằng 978m và chiều cao bằng 1/3 độ dài đáy. Diện tích khu đất đó là:
Câu 27: Tính diện tích một hình chữ nhật biết, nếu tăng chiều dài hình chữ nhật đó thêm 7cm và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích tăng thêm 119, còn nếu giữ nguyên chiều dài và giảm chiều rộng đi 3cm thì diện tích giảm đi 84.
Câu 28: Cho một hình chữ nhật và một hình vuông, biết cạnh hình vuông bằng chiều rộng hình chữ nhật nhưng chu vi hình chữ nhật lớn hơn chu vi hình vuông 6cm và diện tích hình chữ nhật lớn hơn diện tích hình vuông 24cm2 Tính diện tích hình chữ nhật.
Trả lời: Diện tích hình chữ nhật là ……
Câu 29: Cho một hình chữ nhật có diện tích bằng 120cm2 . Tính diện tích hình chữ nhật có số đo chiều dài và chiều rộng tương ứng gấp đôi số đo chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đã cho.


 

Comments

Popular Posts